Các chuyên ngành đào tạo

Giới thiệu về các chuyên ngành đào tạo

1. Ngành Luật

Tiếng Anh:                  Law

Mã ngành đào tạo:     7380101

Trình độ đào tạo:        Đại học

Loại hình đào tạo:       Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương

Thời gian đào tạo:          4 năm

Bằng cấp:      Cử nhân Luật

1.1. Mục tiêu đào tạo Mục tiêu chung (goals, aims):

Đào tạo cử nhân ngành Luật có sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến chuyên ngành pháp luật, có trình độ chuyên môn ngành luật và chuyên sâu ngành Luật, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý được giao trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;có tư duy khoa học, độc lập và sáng tạo; có khả năng tự nghiên cứu bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Mục tiêu cụ thể(programmeobjectives-POs) Từ mục tiêu chung đã đề ra, chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cụ thể như sau:

PO1. Có kiến thức vững chắc về khoa học xã hội, chính trị, kiến thức lý thuyết, thực tiễn sâu, rộng, quy định pháp lý trong các lĩnhvực của đời sống xã hội và có đủ kiến thức liên thông để làm việc trong các lĩnh vực khác.

PO2. Có kiến thức về công nghệ thông tin, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn, thực hành hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu công việc; Có khả năng sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

PO3. Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình trong hoạt động nghiên cứu, áp dụng pháp luật và giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực chuyên ngành Luật; Có khả năng làm việc một cách độc lập hoặc theo nhóm.

PO4. Có năng lực ngoại ngữ để tiếp cận hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng đủ điều kiện làm việc trong môi trường quốc tế và cơ hội học tập nâng cao trình độ; Có khả năng dẫn dắt, sáng tạo, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho ngườikhác.

1.2. Chuẩn đầu ra của CTĐT (ProgrammaLearningOutcomes–PLOs): Ngoài các yêu cầu về chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng Anh – Trình độ B1; chuẩn đầu ra về Tin học đạt Chứng chỉ IC3,  người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

KIẾN THỨC(KNOWLEDGE)

Kiến thức chung (General knowledges)

PL01. Trình bày và bước đầu vận dụng được vào thực tiễn hệ thống những tri thức cơ bản về khoa học chính trị và khoa học xã hội làm nên tảng cho sinh viên tiếp cận và luận giải  các  vấn đề có  liên quan đến ngànhhọc. Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowdleges)

PL02. Nắm được các kiến thức cơ sở ngành về nhà nước và pháp luật; nắm được các đặc điểm quan trọng trong thủ tục xây dựng, thực thi pháp luật và phân biệt được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thế giới.

PL03. Phân tích và áp dụng được những tình huống pháp luật trong một số lĩnh vực như hình sự, dân sự, lao động, đất đai, hành chính...

PL04. Trình bày được những quy định, các tập quán quốc tế trong lĩnh vực công pháp, tư pháp. PL05: Giải thích và vận dụng được những quy định pháp luật trong các tình huống ở các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và quản lý nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

PL06. Khả năng xác định, phân tích và giải quyết được những tình huống pháp luật trong một số lĩnh vực kinh doanh, thương mại, các thủ tục tố tụng trong  hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, đất đai, hành chính...

PL07. Vận dụng kiến thức vào công việc trong các cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên môn của Nhà nước: UBND, Tòa án, Viện kiểm sát... Hành nghề liên quan đến pháp luật như luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật.

PLO8. Giao tiếp và chia sẻ thông tin hiệu quả bằng văn bản và thuyết trình; đọc, dịch được tài liệu tiếng Anh sử dụng trong chuyên ngành Luật.

KỸ NĂNG (SKILL)

Kỹ năng chung (General skills)

PLO9. Làm việc độc lập, tư duy phản biện, tổ chức và làm việc theo nhóm hiệu quả. Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)

LO10. Phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết.

PLO11. Phân tích, tư vấn nghiệp vụ tố tụng, pháp lý và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.

PLO12. Tổ chức và điều hành các buổi sinh hoạt khoa học, thuyết trình, giới thiệu văn bản pháp luật mới;

PLO13. Đàm phán soạn thảo các hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

THÁI ĐỘ (ATTITUDE)

Ý thức PLO14: Có phẩm chất đạo đức, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở nơi làm việc.

Hành vi PLO15: Có khả năng lập kế hoạch tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

1.3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Luật có thể đảm nhận các vị trí công việc:

- Làm chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp và xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh tại các tổ chức kinh tế .... - Làm việc tại các cơ quan nhà nước với các công việc liên quan đến pháp luật;

- Làm thư ký tòa án, thẩm phán tòa án

- Tự hành nghề luật sư, công chứng viên, kinh doanh như thành lập công ty luật hoặc mở văn phòng luật sư.

1.4. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có khả năng tiếp tục học tập lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.

2. Ngành Luật kinh tế

Chương trình đào tạo (CTĐT) Cử nhân ngành Luật kinh tế trường Đại học Thành Đông được ban hành lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2015 (khi mở mã ngành). CTĐT được rà soát, cập nhật năm 2019 (sau khi sinh viên khóa 1 tốt nghiệp) và năm 2021 (theo quy định của Bộ GD&ĐT, chương trình phải được rà soát mỗi 2 năm/lần).

Thông tin chung về CTĐT Cử nhân ngành Luật kinh tế

Tên gọi CT: Cử nhân Luật kinh tế

Bậc: Đại học

Loại bằng: Cử nhân Luật kinh tế

Loại hình đào tạo: Toàn thời gian

Thời gian: 4 năm Số tín chỉ: 127 (Không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục an ninh – quốc phòng)

Khoa quản lý: Khoa Luật

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Website: http://luatkt.thanhdong.edu.vn

CTĐT ban hành năm 2019: Quyết định số 164/QĐ-ĐHTĐ  ngày 15  tháng 10  năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông.

CTĐT ban hành năm 2021: Quyết định số ……/QĐ-ĐHTĐ, ngày         tháng       năm 2021.

2.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu chung (goals, aims): Đào tạo cử nhân ngành Luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến chuyên ngành pháp luật, có trình độ chuyên môn ngành luật và chuyên sâu ngành Luật Kinh tế, đặc biệt là kiến thức pháp lý cho hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý được giao trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; có tư duy khoa học, độc lập và sáng tạo; có khả năng tự nghiên cứu bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp.

Mục tiêu cụ thể(Programme Objectives-POs): Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để đạt được  mục tiêu chung và chuẩn đầu ra,  cụ thể như sau:

PO1. Trang bị cho người học kiến thức vững chắc về khoa học xã hội, chính trị, kiến thức lý thuyết, thực tiễn sâu, rộng trong trong lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành Luật kinh tế như pháp luật về doanh nghiệp, về các hoạt động thương mại, pháp luật về môi trường và phát triển bền vững, về hợp đồng,về thương mại, về tài chính, thuế… và có đủ kiến thức liên thông để làm việc trong các lĩnh vực khác.

PO2. Trang bị cho người  học kiến thức về công nghệ thông tin, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn, thực hành hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu công việc; Có khả năng sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thayđổi.

PO3. Trang bị cho người học kỹ nănglập kế hoạch, tổ chức giám sát các quá trình trong hoạt động nghiên cứu, áp dụng pháp luật và giải quyết các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực chuyên ngành Luật kinh tế; giúp người học khi kết thúc chương trình có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; Có khả năng truyền đạt và đưa ra giải pháp đến người khác trong quá trình làm việc; Có bản lĩnh chịu trách nhiệm đối với công việc.

PO4.  Trang bị cho người học có đủ năng lực ngoại ngữ để tiếp cận hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng đủ điều kiện làm việc trong nước cũng như hội nhập quốc tế và cơ hội học tập nâng cao trình độ; Có khả năng dẫn dắt, sáng tạo, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho ngườikhác.

2.2. Cơ hội việc làm và học tập sau đại học

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí công việc:

- Làm chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp và xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh tại các tổ chức kinh tế.

- Làm việc tại các cơ quan Nhà nước với các công việc liên quan đến pháp luật và kinh tế;

- Tự hành nghề luật sư, công chứng viên, kinh doanh như thành lập công ty Luật hoặc mở Văn phòng luật sư Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có khả năng tiếp tục học tập lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ.

3. Chuyên ngành Luật kinh tế trình độ Thạc sĩ

Tên ngành đào tạo: Luật kinh tế

Mã số ngành đào tạo: 8310807

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Thời gian đào tạo: 02 năm

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Luật kinh tế

Đơn vị được giao nhiệm vụ: Khoa Luật

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung ngoài giờ hành chính

Số tín chỉ yêu cầu: 60

Thang điểm: 10

Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt

Ngày tháng ban hành: Quyết định số: 186/QĐĐHTĐ ngày 29/10/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông.

3.1 Mục tiêu chương trình đào tạo

Mục tiêu chung hay mục đích trong dạy và học là những phát biểu có tính khái quát và dài hạn về những gì CTĐT có thể mang lại cho người học, phù hợp với triết lý giáo dục, phù hợp với sứ mạng của ngành và của nhà trường, mang tính định hướng của toàn bộ khóa học. Theo đó, Chương trình đạo tạo Thạc sĩ Luật kinh tế theo định hướng ứng dụng của Trường Đại học Thành Đông có mục tiêu chung là đào tạo đội ngũ thạc sĩ Luật kinh tế có phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức tốt, có trình độ lý luận và kiến thức khoa học - công nghệ hiện đại, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có năng lực chuyên môn, có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực luật kinh tế đảm đương các nhiệm vụ tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan tư pháp và các cơ quan xây dựng pháp luật; có khả năng vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; có khả năng nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong ngành Luật kinh tế. Mục tiêu cụ thể Giới thiệu những kiến thức, kỹ năng, điều kiện giảng dạy nhà trường có trách nhiệm cung cấp cho người học để đạt được mục tiêu chung. Tức là liên quan tới những kiến thức, kỹ năng người học được học (Learning Objectives – LOs) hay được dạy (Program Objective - POs).

Cụ thể như sau:

- Về kiến thức:

+ PO1. Cung cấp cho NH kiến thức nền tảng và nâng cao vềcơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học và làm chủ những kiến thức chuyên sâu của ngành luật kinh tế;

+ PO2. Có kiến thức chuyên sâu để vận dụng đảm nhiệm công việc ở cấp độ chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo. Có khả năng tư duy phản biện; có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.

- Về kỹ năng:

+ PO3. Trang bị cho người học kỹ năng ứng dụng lý thuyết pháp lý kinh tế chuyên sâu để giải quyết những vấn đề phức tạp trong thực tiễn về Luật kinh tế. Kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý để người học tiếp tục tự đào tạo, phát triển năng lực cá nhân.

+ PO4. Bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh đạt được mức đọc hiểu một báo cáo hay trình bày một bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành luật kinh tế; có thể diễn đạt bằng tiếng Anh trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường.

- Về thái độ:

+ PO5. Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, Có ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật.

3.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Thạc sĩ Luật kinh tế có khả năng đảm nhận các vị trí công việc:

- Công tác pháp luật tại các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp và các tổ chức bổ trợ tư pháp; - Hành nghề tư vấn pháp luật tại các văn phòng Luật, Công ty Luật, đặc biệt là tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; cung cấp các dịch vụ pháp lý để quản lý ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

- Làm việc ở bộ phận pháp chế doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bất động sản, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các cơ quan tư pháp, các cơ quan nghiên cứu chính sách pháp luật;

- Tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật, các viện, trung tâm nghiên cứu về luật; tiếp tục nghiên cứu các bậc học cao hơn về pháp luật trong và ngoài nước.